Nhiều người cho rằng thay đổi thể chất khi mang thai khiến phụ nữ bị rạn da. Tuy nhiên, nhiều chị em chưa có thai da vẫn bị rạn, thậm chí tình trạng này còn xuất hiện ở nam giới. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vì sao lại bị rạn da.
Dấu hiệu nhận biết rạn da

- Các vùng da ở bụng, ngực, đùi có cảm giác nóng và ngứa ngáy vì da bạn đang cố sữa chữa để thích hợp với độ căng. Đôi lúc khi mặc đồ hơi bó bạn còn có cảm giác đau.
- Thay đổi cân nặng nhanh chóng: khi tăng cân đột ngột, kích thước cơ thể cần lớn ra nhưng da bạn không kịp phát triển theo cũng dẫn đến rạn da.
- Ở giai đoạn đầu, các vết rạn sẽ xuất hiện ở dạng đường màu đỏ hoặc tím và vùng da trở nên mỏng hơn.
Vì sao lại bị rạn da?
Dưới đây là nguyên nhân và lý giải cho vấn đề vì sao lại bị rạn da:
1. Béo phì hoặc tăng cân quá nhanh
Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất ở người bị rạn da. Cân nặng của bạn càng tăng nhanh thì các vết rạn sẽ xuất hiện càng nhiều và lan tỏa sang những vùng khác.
Về cơ bản, khi trọng lượng cơ thể tăng quá mức khả năng chịu đựng của độ đàn hồi da, da của bạn phải giãn ra quá mức chịu đựng khiến cho lớp hạ bì bị rách hoặc vỡ và hình thành các vết rạn.
2. Tập gym
Thường những người tập thể hình hay bị rạn da ở hông, đùi hoặc bắp tay. Đặc biệt khi bạn luyện tập với cường độ mạnh,không phù hợp khiến cho cơ tăng quá nhanh, cấu trúc lớp hạ bì dưới da cũng sẽ bị phá vỡ và hình thành các vết rạn.
3. Tăng trưởng ở độ tuổi dậy thì
Cho dù bạn không thừa cân hay bị béo phì nhưng tình trạng rạn da vẫn có thể xuất hiện khi dậy thì. Vì ở giai đoạn này, cơ thể của bạn có mức tăng trưởng khá nhanh mà độ đàn hồi của da không bắt kịp, dẫn đến hình thành vết rạn.
Đây là nguyên nhân 80% người đều mắc phải. Tuy nhiên chỉ cần bạn kiểm soát cân nặng hợp lý là có thể ngừa được rạn da.
4. Khi mang thai
90% phụ nữ mang thai đều bị rạn da và đặc biệt nhiều ở vùng bụng. Khi bụng của bạn phát triển để tạo chỗ trú cho thai nhi, làn da sẽ căng ra quá mức. Nồng độ Hormone tăng đột biến trong thai kỳ cũng có thể làm suy yếu liên kết các mô da và gây rạn. Bất kỳ bộ phận cơ thể nào tăng trưởng nhanh khi mang thai đều có thể bị rạn da.

5. Mất cân bằng hormone trong cơ thể
Ít người nghĩ đến đây là câu trả lời vì sao lại bị rạn da, việc cơ thể mất cân bằng hormone sẽ khiến những liên kết collagen đứt gãy và chất xơ elastin bị rách khi da bị kéo căng, từ đó rạn da xuất hiện. Việc dùng nhiều đồ cay nóng, chất gây nghiện, căng thẳng quá mức, lạm dụng thuốc tránh thai hoặc do ảnh hưởng từ thực phẩm chức năng đều là nguyên nhân gây mất cân bằng hormone.
6. Lạm dụng Corticoid
Corticoid là một chất dùng nhiều trong kem trộn, có tác dụng thần kỳ khiến da nhanh hết mụn, ngậm nước và trở nên mịn màng, căng bóng. Tuy nhiên kéo theo đó là hàng loạt tác dụng phụ như giãn mao mạch, da bị bào mòn. Khi sử dụng corticoid trong mời thời gian dài, da bạn sẽ bị nghiện chất này và nếu ngưng đột ngột da sẽ trở nên xấu đi và có thể bị rạn da.
7. Phẩu thuật độn, nâng
Nguyên lý của việc năng ngực hay mông là làm tăng kích thước các bộ phận đấy. Khi thể tích ngực thay đổi đột ngột sẽ khiến da căng ra và rất dễ khiến da bị rạn. Đó là lý do vì sao các chuyên viên tư vấn luôn thăm khám và chọn size phù hợp chứ không phải làm kích thước lớn nhất cho bạn.
8. Những nguyên nhân khác
- Di truyền: Nếu cha mẹ hoặc ông bà bạn bị rạn da thì nguy cơ xuất hiện rạn ở bạn sẽ cao hơn người khác.
- Mất nước: Việc cơ thể mất nước sẽ khiến da lỏng lẻo và mở đường cho hàng loạt các vấn đề như rạn da, da nhăn nheo, nám, lão hóa sớm,..
- Sử dụng thuốc và hóa chất: Các loại kháng sinh, thuốc trị tiểu đường đều khiến cơ thể hạn chế sản sinh collagen gây rạn da. Bên cạnh đó các hoạt chất trong thuốc còn có thể khiến các liên kết collagen bị đứt gãy.
Rạn da có ảnh hưởng đến sức khỏe?
Rạn da không phải bệnh, không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng về mặc thẩm mỹ đặc biệt là phái nữ khiến chị em tự ti khi diện bikini hoặc đồ gợi cảm. Đó là lý do mỗi ngày có hàng nghìn lượt tìm kiếm về phương pháp trị rạn da. Bạn có thể tìm hiểu thêm các cách trị rạn da tại đây để cải thiện tình trạng của mình.