Khi mang thai, làn da của chị em mình trải qua sự thay đổi khá lớn và thường bị kéo căng trong suốt thai kỳ, làm xuất hiện các vết nứt quanh vùng bụng, hông và đùi. Nhiều chị em cứ băn khoăn bà bầu rạn da vào tháng thứ mấy để hiểu rõ về nguyên nhân, thời điểm bắt đầu và sự phát triển của các vết rạn và từ đó có những biện pháp phòng ngừa hoặc giảm thiểu tình trạng tốt nhất cho mình. Cùng đọc bài viết để có câu trả lời
Contents
Bà bầu rạn da vào tháng thứ mấy thai kỳ?
Có khoảng 15% phụ nữ mang thai da không bị rạn, nguyên nhân chủ yếu do di truyền và sử dụng các biện pháp phòng ngừa từ sớm. Một lời khuyên chân thành là chị em không nên đợi khi vết rạn xuất hiện mới dùng đến các biện pháp cải thiện mà hãy thực hiện từ sớm để đạt hiệu quả tốt.
Vì sự khác biệt về cơ địa và điều kiện sinh sống nên mỗi mẹ bầu khi mang thai đều có thời gian bị rạn da khác nhau nhưng phần lớn là vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Đây là thời điểm thuận lợi cho các vết rạn da xuất hiện, vì trong giai đoạn này cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng lên nhanh chóng. Trung bình 1 tuần bạn sẽ tăng 0.5-1kg, khi đó da bị kéo căng quá mức và không kịp co giãn theo sự phát triển của mô dẫn đến hình thành vết rạn.
Tùy mức độ tăng cân mà tình trạng rạn da của bạn sẽ diễn biến khác nhau, độ đậm nhạt cũng như tốc độ lan tỏa cũng không giống nhau. Đến tháng thứ 6, khi cân nặng tăng lên đáng kể thì các vết rạn cũng theo đó phát triển nhanh hơn, dần xuất hiện nhiều ở bụng, mông, đùi, ngực.
Khi bước sang ở tam cá nguyệt thứ 2 ( 3 tháng giữa của thai kỳ), cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra các loại hormone giúp thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, giúp tăng độ đàn hồi, hạn chế rạn da khi bầu sẽ được sản xuất ra ít hơn. Nếu chị em không kịp thời bổ sung lượng collagen từ bên ngoài vào thì da bạn sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng khô cứng dẫn đến liên kết mô bị đứt gãy và hình thành vết rạn khi mang bầu.
Bênh cạnh nhiều chị em bị rạn từ rất sớm thì vẫn có nhiều trường hợp đến tháng thứ 8 hoặc thứ 9 thai kỳ mới bị rạn thậm chị nhiều bà mẹ sau khi sinh mới bị tình trạng này. Hai trường hợp kể trên thường sẽ khiến da tổn thương nhiều hơn hẵn những chị em bị rạn da sớm trong thời gian mang thai.
Vậy nên ngừa bà bầu rạn da vào tháng thứ mấy của thai kỳ?

Đa số các chị em đều có thói quen chữa hơn là phòng. 90% mẹ bỉm trả lời khảo sát rằng chỉ khi nào trên cơ thể xuất hiện vết rạn mời bắt đầu tìm cách chữa chạy. Đây là nguyên nhân khiến bạn phải sống chung với rạn da khi mang thai nhiều năm sau đó vì khi đã xuất hiện vết rạn điều đó đồng nghĩa rạn da bạn đã bị tổn thương sâu sắc rất khó lành.
Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa rạn da khi mang thai từ tháng thứ 3 của thai kỳ. Đây được gọi là thời điểm vàng vì cơ thể bạn chưa có nhiều sự biến đổi, thậm chí có chị em còn đang ốm nghén nên không bị bị tăng cân, da của bạn chưa kéo dãn quá nhiều, hấp thu dưỡng chất nhanh hơn. Trong trường hợp bạn bị tăng cân nhanh nên ngừa rạn da ngay vào tháng thứ 2 của thai kỳ. Lưu ý là vị đang mang thai, chị em nên chú ý dùng các dưỡng chất hoặc động tác dịu nhẹ an toàn cho thai nhi.
Nên ngừa rạn da khi mang thai như thế nào?
Để ngừa rạn da hiệu quả chị em cần có sự kết hợp cả trong lẫn ngoài. Ngừa rạn da khi mang thai từ bên trong nghĩa là bạn cần bổ sung vào thực đơn hằng ngày các nhóm dinh dưỡng tốt cho da, ví dụ như:
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin A: Dưỡng chất này giúp da mẹ bầu mềm mịn và tăng độ đàn hồi. Khoai lang, cà rốt, bí đỏ là những thực phẩm chứa nhiều vitamin A và tốt cho cả thai nhi. Nếu bạn bị ốm nghén nặng có thể sử dụng viên uống chứ Vitamin A, tuy nhiên nhớ hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Nhóm thực phẩm chứa nhiều collagen như cá hồi, cá trích, hạt chia, hướng dương hoặc bơ,..
Các biện pháp phòng ngừa rạn da bên ngoài có thể kể đến như massage dầu dừa, oliu hoặc sử dụng kem rạn da chuyên dụng.
Lời kết
Qua bài viết này bạn đã hiểu được các bà bầu rạn da vào tháng thứ mấy và đúc kết được 3 điều: Rạn da có thể đến rất sớm hoặc rất trễ, phụ nữ mang thai muốn cải thiện tình trạng rạn nên sử dụng biện pháp phòng ngừa chứ đừng đợi rạn da xuất hiện rồi mới trị và nên phòng ngừa kết hợp trong lẫn ngoài.
Bên cạnh đó, bạn đừng quá áp lực về các vết rạn, gây mất tự tin và streess. Dưới góc độ nhân văn, các vết rạn khi mang thai là là dấu hiệu thiêng liêng cho vai trò người mẹ và rất đáng trân trọng, nếu muốn trị, bạn cũng cần kiên trì một thời gian rất lâu, vì vậy đừng buồn rầu mà luôn vui vẻ nhé.